Hãy tìm hiểu về “Thực hành kỹ năng xã hội để thành công” với Hệ thống trường Trung Tiểu học Việt Anh Bình Dương.
Hệ thống trường Trung Tiểu học Việt Anh, Bình Dương luôn tạo môi trường tốt nhất cho các em học sinh, đặc biệt nhà trường quan tâm đến vấn đề phát triển tâm sinh lý của học sinh. Hãy cùng đến với chủ đề: “THỰC HÀNH KỸ NĂNG XÃ HỘI ĐỂ THÀNH CÔNG” với hệ thống trường Trung Tiểu học Việt Anh:
Kỹ năng xã hội là một trong những yếu tố then chốt để thành công, không chỉ trong lớp học mà còn trong suốt cuộc đời. Những kỹ năng đó giúp chúng ta giao tiếp, cảm thông và tương tác với người khác một cách hiệu quả. Phát triển kỹ năng xã hội để có nhựng mối tương giao tốt đẹp hơn, tăng cường tự tin và hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới xung quanh. Dưới đây là một số nguyên tắc và phương pháp để nâng cao kỹ năng xã hội, mà các bạn học sinh có thể thực hành.
Lắng nghe chủ động không chỉ là nghe những gì người khác nói, mà còn chú ý đầy đủ, hiểu thông điệp và đáp lại một cách tích cực. Các em có thể thực hành lắng nghe chủ động bằng cách nhìn vào người nói, gật đầu khích lệ và đặt câu hỏi quan tâm. Điều này thể hiện mình tôn trọng và quan tâm đến người khác, đến cuộc trò chuyện và xây dựng được mối liên kết mạnh mẽ hơn.
Hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác, cảm thông là nền tảng của kỹ năng xã hội. Các em hãy đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu rõ hơn về quan điểm của bạn mình, đừng có thái độ chưa nghe đã gạt ngang: “Tôi biết rồi. Biết vụ này rồi.”, làm người khác cụt hứng. Các em có thể thực hành qua các bài tập đóng vai, diễn kịch, tập làm diễn giả, tập lắng nghe bạn và không ngắt lời. Điều này sẽ giúp các em nắm bắt được cảm xúc của nhiều tình huống.
Khả năng biểu đạt ý tưởng và cảm xúc một cách rõ ràng là rất quan trọng. Các em nên thực hành cách truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng và tự tin. Điều này có thể bắt đầu trong lớp học trong quá trình thảo luận, thuyết trình hoặc làm việc nhóm. Các em có thể bắt đầu câu như:“Theo mình nghĩ…”; “Mình đồng ý với điều này của bạn vì…”. Nó giúp các em suy nghĩ trước rồi nói. Các em hãy tổ chức, sắp xếp suy nghĩ của mình trước khi phát biểu bằng các viết nhanh xuống giấy các suy nghĩ. Khi nói, hãy ý thức về ngôn ngữ cơ thể của mình.
Tôn trọng là nền tảng của tất cả các tương tác xã hội, ngay cả khi người đối thoại có sự khác biệt với ý kiến của mình. Tôn trọng sự khác biệt và công nhận giá trị và cảm xúc của người khác là chìa khoá để giao tiếp và đàm phán thành công. Hãy rèn luyện những hành vi thể hiện sự lịch thiệp, ví dụ như sử dụng những từ ngữ như: “Xin vui lòng…“; “Dạ vâng ạ!” và “Em cảm ơn ạ!“. Hãy cố gắng lắng nghe mà không ngắt lời và tôn trọng ý kiến cá nhân, cho dù người đối thoại đang nói rất chậm hoặc nói những ý không hợp với mình.
Xung đột là một phần không thể tránh khỏi trong mối quan hệ giữa các cá nhân, tuy nhiên, không phải mọi xung đột đều dẫn đến kết quả tiêu cực. Các em cần học các kỹ thuật giải quyết xung đột hiệu quả, bằng cách cố gắng thảo luận bình tĩnh, tìm điểm chung và tìm kiếm giải pháp để đôi bên cùng có lợi. Sắm vai là cách hiệu quả để tập thực hành những kỹ năng này trong môi trường học.
Thái độ tích cực thường mang đến những kết quả tốt đẹp. Các em hãy tập nở nụ cười, duy trì giọng điệu tích cực và tìm điều tốt nơi bạn mình và trong các tình huống xem có vẻ không thuận lợi. Điều này không có nghĩa là chúng ta bỏ qua vấn đề quan trọng, mà thay vào đó là tiếp cận nó với tư duy xây dựng. Một vấn đề khó, nhưng nếu suy nghĩ khách quan, xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, các em sẽ tìm được giải pháp tốt cho vấn đề.
Mạng lưới xã hội không chỉ dành cho người lớn. Nếu các em biết tạo dựng mối quan hệ, duy trì mối quan hệ và giúp đỡ người khác ngay hôm nay, thì các em đã thành công ngay hôm nay rồi. Hãy tích cực tham gia các hoạt động của trường. Ví dụ như “Ngày gặp gỡ bạn mới” trong trường. Tích cực tham gia câu lạc bộ, tham gia thể thao đồng đội, hoặc tham gia các chương trình tình nguyện. Đó là những cách tốt để học sinh thực hành mạng lưới xã hội trong môi trường học an toàn và hạnh phúc.
Cuối cùng, tự nhận thức là chìa khóa để hiểu ảnh hưởng của mình đối với người khác. Các em nên suy ngẫm về hành động của mình và để ý cách người khác nhận thức về mình. Các em nên viết nhật ký rất nhanh về những điều xảy ra mỗi ngày, không cần thiết phải mất nhiều thời gian, chỉ cần từ 5 – 7 phút là đủ. Như vậy, các em sẽ từ từ hiểu rõ mình hơn và bình tĩnh hơn khi biết rõ về bản thân, điểm mạnh cũng như điểm yếu.
Thực hành được những nguyên tắc trên, các em học sinh có thể phát triển kỹ năng xã hội cần thiết cho thành công trong cả cuộc sống riêng và trong nghề nghiệp. Điều quan trọng là việc thành thạo kỹ năng xã hội cần có ý thức, thời gian và kiên nhẫn thực hành. Mỗi tương tác là một cơ hội để học hỏi và phát triển. Hãy ghi nhớ rằng mỗi khi ta mắc lỗi là một lần ta học hỏi. Mắc lỗi sai là một phần của quá trình học hỏi. Và em nhớ chúc mừng hoặc tự thưởng cho bản thân mỗi khi ta đạt được điều gì đó, một chiến thắng nhỏ trên hành trình học. Đó chính là chìa khóa dẫn đến thành công và hạnh phúc, đặc biệt là trong trường Việt Anh.